Giải đề só 12


Trong đề này có câu III:

Tính thể tích vật thể tròn xoay do hình phẳng giới hạn bởi các đường y=\tan{x},\; y=\cot{x},\;x=\dfrac{\pi}{4}.

Với bài này tôi thiết nghỉ phải sửa đường x=\dfrac{\pi}{4} thành đường khác, chẳng hạn x=\dfrac{\pi}{3}
Bởi lẻ x=\dfrac{\pi}{4} là một hoành độ giao điểm của hai đường y=\tan{x},\; y=\cot{x} nên nếu dùng x=\dfrac{\pi}{4} làm một cận thì cần còn lại chưa xác định được.

Vậy ta sẽ xét bài toán:
Tính thể tích vật thể tròn xoay do hình phẳng giới hạn bởi các đường y=\tan{x},\; y=\cot{x},\;x=\dfrac{\pi}{3}.

Giải:
* Hoành độ giao điểm của hai đường y=\tan{x},\; y=\cot{x} là nghiệm của phương trình \tan{x}=\cot{x}
\Leftrightarrow \tan ^2 x = 1 \Leftrightarrow \tan x =  \pm 1
\Leftrightarrow x =  \pm \dfrac{\pi }{4} + k\pi
Xét các nghiệm trong khoảng \left( {0;\dfrac{\pi }{2}} \right) ta được nghiệm duy nhất x=\dfrac{\pi}{4}. {Vì nếu xét các ngiệm ở ngoài khoảng này so với x=\dfrac{\pi}{3} thì hai đường y=\tan{x},\; y=\cot{x} bị gián đoạn}
* Xét vật thể tròn xoay do hình phẳng giới hạn bởi đường y=\tan{x},\;x=\dfrac{\pi}{4},\;x=\dfrac{\pi}{3} và trục Ox quay quanh trục Ox.
Thể tích vật thể này bằng: V_1  = \pi \int\limits_{\dfrac{\pi }{4}}^{\dfrac{\pi }{3}} {\tan ^2 xdx}
* Xét vật thể tròn xoay do hình phẳng giới hạn bởi đường y=\cot{x},\;x=\dfrac{\pi}{4},\;x=\dfrac{\pi}{3} và trục Ox quay quanh trục Ox.
Thể tích vật thể này bằng: V_2  = \pi \int\limits_{\dfrac{\pi }{4}}^{\dfrac{\pi }{3}} {\cot ^2 xdx}
* Thể tích vật thể cần tìm bằng: V = \left| {V_1  - V_2 } \right|
Bây giờ ta sẽ tính V_1 ; \; V_2
– Ta có V_1  = \pi \int\limits_{\dfrac{\pi }{4}}^{\dfrac{\pi }{3}} {\tan ^2 xdx}  = \pi \int\limits_{\dfrac{\pi }{4}}^{\dfrac{\pi }{3}} {\left( {1 + \tan ^2 x} \right)dx}  - \pi \int\limits_{\dfrac{\pi }{4}}^{\dfrac{\pi }{3}} {1dx}
V_1  = \pi \left( {\left. {\tan x} \right|_{\dfrac{\pi }{4}}^{\dfrac{\pi }{3}}  - \left. x \right|_{\dfrac{\pi }{4}}^{\dfrac{\pi }{3}} } \right) = \pi \left( {\sqrt 3  - 1 - \dfrac{\pi }{{12}}} \right)

(Chú ý: \int {\left( {1 + \tan ^2 x} \right)dx = \int {d\left( {\tan x} \right) = \tan x + C} } )

– Tương tự: V_2  = \pi \int\limits_{\dfrac{\pi }{4}}^{\dfrac{\pi }{3}} {\tan ^2 xdx}  = \pi \int\limits_{\dfrac{\pi }{4}}^{\dfrac{\pi }{3}} {\dfrac{1}{{\tan ^2 x}}dx}
V_2  = \pi \int\limits_{\dfrac{\pi }{4}}^{\dfrac{\pi }{3}} {\dfrac{{\left( {1 + \tan ^2 x} \right) - \tan ^2 x}}{{\tan ^2 x}}dx}
V_2  = \pi \int\limits_{\dfrac{\pi }{4}}^{\dfrac{\pi }{3}} {\dfrac{{1 + \tan ^2 x}}{{\tan ^2 x}}dx}  - \pi \int\limits_{\dfrac{\pi }{4}}^{\dfrac{\pi }{3}} {1.dx}  = \pi \int\limits_{\dfrac{\pi }{4}}^{\dfrac{\pi }{3}} {\dfrac{{d\left( {\tan x} \right)}}{{\tan ^2 x}}}  - \pi \int\limits_{\dfrac{\pi }{4}}^{\dfrac{\pi }{3}} {dx}
V_2  = \pi \left( { - \left. {\dfrac{1}{{\tan x}}} \right|_{\dfrac{\pi }{4}}^{\dfrac{\pi }{3}}  - \left. x \right|_{\dfrac{\pi }{4}}^{\dfrac{\pi }{3}} } \right) = \pi \left( {1 - \dfrac{{\sqrt 3 }}{3} - \dfrac{\pi }{{12}}} \right)
* Vậy V = \pi \left| {\left( {\sqrt 3  - 1 - \dfrac{\pi }{{12}}} \right) - \left( {1 - \dfrac{{\sqrt 3 }}{3} - \dfrac{\pi }{{12}}} \right)} \right| = \pi \left( {\dfrac{{4\sqrt 3 }}{3} - 2} \right)

* Cần tránh nhầm lẫn rằng
V = \pi \int\limits_{\dfrac{\pi }{4}}^{\dfrac{\pi }{3}} {\left( {\tan x - \cot x} \right)^2 dx}
* Đúng là V = \left| {\pi \int\limits_{\dfrac{\pi }{4}}^{\dfrac{\pi }{3}} {\tan ^2 xdx}  - \pi \int\limits_{\dfrac{\pi }{4}}^{\dfrac{\pi }{3}} {\cot ^2 xdx} } \right|

  1. thầy Long giải thử bài V đề 12

    Thích

    • Câu này không khó bạn à.
      Đặt S = \dfrac{n}{{C_n^0 }} + \dfrac{{n - 2}}{{C_n^1 }} + \dfrac{{n - 4}}{{C_n^2 }} + ... + \dfrac{{n - 2k}}{{C_n^k }} + ... + \dfrac{{n - 2n}}{{C_n^n }}

      Bạn chỉ cần để ý tính chất C_n^k = C_n^{n-k} là ra ngay thôi .

      Viết lại đẳng thức cần chứng minh theo công thức tổng quát:

      Rồi xét các trường hợp sau
      * Với n lẻ, ta có
      S = \left( {\dfrac{n}{{C_n^0 }} + \dfrac{{n - 2n}}{{C_n^n }}} \right) + \left( {\dfrac{{n - 2}}{{C_n^1 }} + \dfrac{{n - 2n - 2}}{{C_n^n }}} \right) + ...

      S = \sum\limits_{k = 0}^n {\left( {\dfrac{{n - 2k}}{{C_n^k }} + \dfrac{{n - 2\left( {n - k} \right)}}{{C_n^{n - k} }}} \right)}
      Ta để ý rằng
      \dfrac{{n - 2k}}{{C_n^k }} + \dfrac{{n - 2\left( {n - k} \right)}}{{C_n^{n - k} }} = \dfrac{{n - 2k}}{{C_n^k }} + \dfrac{{n - 2\left( {n - k} \right)}}{{C_n^k }}
      = \dfrac{{n - 2k + n - 2\left( {n - k} \right)}}{{C_n^k }} = \dfrac{0}{{C_n^k }} = 0
      Suy ra
      S = \sum\limits_{k = 0}^n {\left( {\dfrac{{n - 2k}}{{C_n^k }} + \dfrac{{n - 2\left( {n - k} \right)}}{{C_n^{n - k} }}} \right)}  = \sum\limits_{k = 0}^n 0  = 0

      * Trường hợp n chẵn, ta có
      S = \left( {\dfrac{n}{{C_n^0 }} + \dfrac{{n - 2n}}{{C_n^n }}} \right) + \left( {\dfrac{{n - 2}}{{C_n^1 }} + \dfrac{{n - 2n - 2}}{{C_n^n }}} \right) + ... + \dfrac{{n - 2.\frac{n}{2}}}{{C_n^{\frac{n}{2}} }}
      Ta cũng có
      \dfrac{{n - 2k}}{{C_n^k }} + \dfrac{{n - 2\left( {n - k} \right)}}{{C_n^{n - k} }} = \dfrac{{n - 2k}}{{C_n^k }} + \dfrac{{n - 2\left( {n - k} \right)}}{{C_n^k }}
      = \dfrac{{n - 2k + n - 2\left( {n - k} \right)}}{{C_n^k }} = \dfrac{0}{{C_n^k }} = 0
      và có \dfrac{{n - 2.\frac{n}{2}}}{{C_n^{\frac{n}{2}} }} = \dfrac{{n - n}}{{C_n^{\frac{n}{2}} }} = \dfrac{0}{{C_n^{\frac{n}{2}} }} = 0
      Suy ra S=0.
      * Kết luận: S=0 với mọi số tự nhiên n

      Thích

  2. anhchangvuitinh

    câu diện tích xung quanh của hình lăng trụ là bao nhiêu thầy?

    Thích

  3. anhchangvuitinh

    thầy giải dùm em câu hình phẳng ở đề 12 câu 4 một nhỏ nha thầy. em thấy câu đó hơi khó.

    Thích

  4. thầy Long ơi!!giải giùm em câu IV với câu VI (câu 1) của đề 12

    Thích

  5. thay oi giup em voi: tim gia tri lon va nho nhat cua hs : y=|1+2\cos x|+|1+2\sin x|

    Thích

  6. thầy ơi!đề 12 có nhiều câu khó hỉu lắm.thầy giải lun di

    Thích

  7. thầy cho đáp án các câu còn lại được không ạ

    Thích

  8. đáp án câu hình kg trong căn phải là 3- 4 sin chứ ạ

    Thích

  9. 3-4sin^2

    Thích

  10. thầy ui!cám ơn thầy

    Thích

  11. sao co de co link tai loi giai de lai k co vay thay

    Thích

  12. thầy ơi, thầy giải câu, I.2 đi thầy,còn câu II2 có phải mình xét tính đồng biến của hàm số rồi suy ra nghiệm duy nhất ko thầy ?

    Thích

  13. thay ui! thay giai cau IV cau V gium Heo voi, hihi

    Thích

  14. bombtiensin

    thay ui!thay giai cau III cau v gium con

    Thích

  15. phuongnhj_pehe0sua

    thay oi thay co the cho em xin bai tap tich phan duoc khong da thay. Em cam on thay nhieu lem

    Thích

  1. Pingback: Giải đề thi đại học của Thầy Đỗ Cao Long «

Bình luận về bài viết này