Đề thi thử Đại học 2009


Tuyển tập một số đề thi thử đại học môn Toán năm 2009

Sưu tầm từ http://maths.vn

Tác giả : Thầy Đỗ Đường  Hiếu, Thanh Hóa.

tuyen-tap-cac-de-luyen-thi-dai-hoc-toan-2009.

Chúc các em ôn tập tốt !

——

Mỗi tuần sẽ có đáp án , lời giải chi tiết cho một đề (theo tứ tự nhỏ đến lớn ) giúp các em học sinh tham khảo, đối chiếu. Mong các em cố gắng giải trước khi tham khảo đáp án. Chúc các em thành công.

Trong mỗi lời giải cho các bài toán, tôi cố gắng phân tích điểm yếu, mạnh và trọng tâm của bài toán để các em có cách nhín bài toán theo hướng chủ  động hơn khi giải các bài toán khác.


Giải đề số 01.

Giải đề số 02.

Xin lỗi các bạn !

Trong lời giải câu V, có một thiếu sót rất đáng quan tâm.Long đã chỉnh sửa, (Lời giải hoàn chỉnh (đã đính chính)).

Trong lời giải Câu VI.b.2 đề số 02. Long đã dùng sai giải thiết khi cho rằng mặt phẳng (P) tiếp xúc với mặt cầu. (Không đúng).

Đề bài là: Trong không gian Oxyz cho ba điểm O(0;0;0)
A(0;0;4), B(2;0;0) và mặt phẳng (P): 2x+2y-z+5=0 . Viết ph/trình mặt cầu đi qua ba điểm O, A, B và có khoảng cách từ tâm I đến mặt phẳng (P) bằng \dfrac{5}{3}.

Lời giải đã chỉnh sữa : Tải về (Lời giải đã chỉnh sữa)

Giải đề số 03 (new 28/03/09)

Hiện  Long đang giải đề số 04. Thấy câu I.2 (Ứng dụng của đạo hàm) khá hay và rất khó nếu không dùng điều kiện nghiệm kép hoặc điều kiện tiếp xúc của hai đồ thị để giải quyết bài toán tiếp tuyến. Chương trình  SGK cơ bản không trình bày nên không biết trong đề thi có ra loại tiếp tuyến này không.

Nếu có, thì lời giải và cách giải trình bày sau đây là một hướng giải quyết không dùng đến các kiến thức nói trên. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ  quý thầy (cô) giáo và các em học sinh.

Lời giải Câu I.2 – Đề số 04.(Tải về (Câu I.2-Đề số 04))

Trong đề số 04, Câu II.2

Giải hệ phương trình: \left\{ \begin{array}{l} y^3-x^3=y-x^2 \\ x^2+y^2=x-y \end{array} \right.

Long thấy câu này cũng khó và hay. Mong mọi người cùng giải và trao đổi nhé!

Với Câu V: Cho x,y\in (0;1), x\neq y. Hãy chứng minh

\dfrac{1}{y-x} (\ln{\dfrac{y}{1-y}}-\ln{\dfrac{x}{1-x}}) > 4

Theo Long thấy ở trang 10, SGK GT12 Cơ bản có nêu bài đọc thêm về  Định lý La-Grăng nên Long dùng định lý này để giải.

Mong mọi người cho ý kiến để Long có thể hoàn thiện bài giải  Đề số 04 theo hướng sử dụng kiện thức chung cho phép !

Giải đề số 04 (03/04/09)

Tiếp tục tặng các bạn Lời giải đề số 05. Một đề có nhiều bài tập hay. Rất mong nhận được ý kiến của các bạn.

Giải đề số 05 (04/04/2009)

  1. Cam on thay nhieu a.

    Thích

  2. buomhong0622

    Thầy ơi!!!Từ Cách giải của thầy con học được rất nhiều điều!!con vẫn đang theo dõi đáp án của thầy!!!Con đợi đáp án đề số 3 của thầy nhé!!!!

    Thích

  3. Vâng.
    Em thử làm hết sức mình đã.
    Tuần sau thầy gửi đáp án Đề 03 lên.
    Hiện nay là tháng 03 có nhiều hoạt động Đoàn quá nên thầy hơi bận (Bí thư Đoàn mà). Em thông cảm nhé !

    Thích

  4. buomhong0622

    Dạ!con cám ơn thầy!

    Thích

  5. chit di,lau we hok ra dap an cho nguoi ta giai dzay thi cho de lam ji`

    Thích

    • young sun àh. Bạn nên giải đi đã. Mình sẽ up lời giải các đề lên sau.
      Trong tháng 3/2009 mình bận quá (lo việc của Đoàn trường). Tháng sau mình sẽ cố gắng giải nhanh và upload lên để các bạn ham khảo nhé. Hôm nay mình upoad tiếp lời giải Đề số 03. Các bạn cho ý kiến nhé !

      Thích

  6. cho em 1 cai de de em tu lam

    Thích

  7. Tuệ Minh Tâm

    Thầy ui ! Xin thầy up tất cả lời giải cho bộ 30 đề thi toán của thầy ddcj ko?
    Giúp em với thầy ui!Thank thầy trước nha!

    Thích

  8. Trong cái đề & đáp án số 3 của bạn phần khảo sát và ứng dụng có đề cập đến Định lí đảo về dấu của tam thức bậc 2! Theo tôi là chưa bám sát chương trình hiện tại. Có thể kết luận là ko hợp lí!

    Thích

    • Cảm ơn thầy Mạc Thanh Hải.
      Theo góp ý của thầy là không dùng được “định lý đảo về dấu của tam thức bạc hai” nên Long xin đề xuất cách khắc phục bài toán:

      Bài toán:
      Chứng minh rằng với mọi m\neq 0, đường thẳng (d):y=mx-3m luôn cắt đồ thị (C) của hàm số y=\dfrac{x-2}{x-1} tại hai điểm phân biệt, trong đó có ít nhất mọt điểm có hoành độ lớn hơn 2.

      Cách khắc phục như sau:

      P/tr hoành độ giao điểm của (d), (C)
      \dfrac{x-2}{x-1}=mx-3m
      \Leftrightarrow mx^2-(4m+1)x+3m+2=0, x\neq 1 (2)
      Đến đây, ta đặt x=t+2, (t\neq -1), khi đó (2) trở thành:
      m(t+2)^2-(4m+1)(t+2)+3m+2=0, (t\neq -1)
      \Leftrightarrow mt^2-t-m=0 , \, (t\neq -1) (3)
      m\neq 0 nên g(t)=mt^2-t-m là tam thức bậc hai.
      Ta có P=a.c=m(-m)=-m^{2} \Rightarrow P<0 .
      Vậy (3) có hai nghiệm phân biệt trái dấu. Nghĩa là (3) có ít nhất một nghiệm t>0.
      Suy ra (2) có ít nhất một nghiệm x=t+2>2. (đp cm)
      Mong các thầy (cô) góp ý thêm !

      Thích

  9. thầy ơi.mấy cái đề thầy ghi mã của nó vào để có thể dễ dàng tìm thấy Phần bài giải nào của đề nào.Chứ Như thế này em không thể biết 3 bài giải kia của đề nào.Em mới chỉ dowload bộ đề tuyển tập các đề luyện thi đại học về làm thử được 14 đề nhưng không biết đúng sai ra sao.Mong thầy giúp cho

    Thích

  10. đề của thầy rất hay lại bám sát chương trình.em rất cảm ơn thầy, rất mong thầy sẽ gửi đáp án của các đề khác lên để sau khi em làm có thể tham khảo.em rất cảm ơn thầy.

    Thích

  11. con cam on thay!

    Thích

  12. Một học sinh của tôi lại giải theo cách khác không dùng định lý đảo về dấu tam thức bậc hai như sau:
    * Cũng giải đến p/trình (2) như trên.
    Và chứng minh được phương trình (2) có hai nghiệm phân biệt x\neq 1
    Hai nghiệm đó là:
    x_1=\dfrac{4m+1-\sqrt{4m^2+1}}{2m}
    x_2=\dfrac{4m+1+\sqrt{4m^2+1}}{2m}
    * Xét hai trường hợp:
    TH1: m>0
    Khi đó nghiệm x_2=2+\dfrac{1+\sqrt{4m^2+1}}{2m}
    \dfrac{1+\sqrt{4m^2+1}}{2m} >0 nên x_{2}>2.
    TH2: m<0
    Khi đó nghiệm x_1=2-(\dfrac{\sqrt{4m^2+1}-1}{2m})
    \sqrt{4m^2+1}>1 nên \sqrt{4m^2+1}-1 >0m<0. Do đó -(\dfrac{\sqrt{4m^2+1}-1}{2m}) >0. Suy ra x_{1} >2
    TÓm lại, với mọi m\neq 0, p/trình (2) luôn có ít nhất một nghiệm lơn hơn 2.

    Thích

  13. Long cũng muốn trao đỏi với quý thầy cô một vấn đề, đó là “Trong quá trình giải các bài toán, học sinh học chương trình cơ bản có thể dùng kiến thức ở SGK nâng cao để làm hay không ?”; Bởi phần chung là dành cho tất cả các thí sinh, vậy học sinh học cơ bản vẫn dùng được kiến thức nâng cao để giải, hơn nữa trong đáp án của Bộ GD vẫn thường ghi chú “Học sinh làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa”. Điều đó có thể hiểu như thế nào ? CÓ được dùng kiến thức nâng cao để giải hay không ?
    Nếu được dùng –>Vậy ở bài toán trên, ta có thể dùng định lý đảo về dấu của tam thức bậc hai để giải chứ ! (Tuy học sinh cơ bản không học, nhưng các em vẫn dùng được chứ ?).

    Thích

  14. Câu I.2 Đề số 04: Tìm các điểm M\in Oy sao cho từ đó kẻ được hai tiếp tuyến đến đồ thị hàm số y=x^4-\dfrac{3}{2}x^2+\dfrac{1}{2}, \, (C) đồng thời hai tiếp tuyến đó vuông góc nhau và đối xứng nhau qua trục Oy.

    Một cách giải khác rất ngắn gọn và đơn giản như sau:
    Nhận xét: Hai tiếp tuyến đi qua điểm M đồng thời đối xứng nhau qua trục Oy . Suy ra trục tung Oy là đường phân giác của góc giữa hai tiếp tuyến. Do hai tiếp tuyến vuông góc với nhau nên góc giữa mỗi tiếp tuyến với trục Oy45^{o}. Mặt khác Oy \perp Ox nên góc giữa mỗi tiếp tuyến với trục Ox45^{o}, 135^{o}. Suy ra hệ số góc của hai tiếp tuyến là 1-1.
    Giả sử tọa độ của M(0;m).
    Khi đó phương trình hai tiếp tuyến qua M là:
    (d): y=x+m(d'):y=-x+m
    Giả sử (d): y=x+m tiếp xúc với (C) tại (x_0; y_0)
    Ta có hệ số góc tiếp tuyến tại (x_0; y_0)4x_{0}^3-3x_0 .
    Từ đó ta có 4x_{0}^3-3x_0 =1.
    Giải p/trình này được hai nghiệm x_0=1; x_0= -\dfrac{1}{2}

    Với x_0=1 \Rightarrow y_0=1^4-\dfrac{3}{2}+\dfrac{1}{2}=0
    Thay vào p/trình của (d) ta được m=-1

    Với x_0=-\dfrac{1}{2} ta có y_0=\dfrac{1}{16}-\dfrac{3}{2}. \dfrac{1}{4}+\dfrac{1}{2}=\dfrac{3}{16}
    Thay vào p/trình của (d) ta được m=\dfrac{11}{16}

    Vậy có hai điểm thỏa yêu cầu bài toán là:
    M(0;-1), M(0; \dfrac{11}{16})

    Thích

    • Thầy Long xem lại dùm, SGK 10 nâng cao không dạy định lý đảo. blog của thầy hay thật. Chúc thầy sức khoẻ để cống hiến nhiều hơ nửa cho giáo dục Nam Đông. Chúc thầy thành công.

      Thích

  15. Thưa thầy giờ em muốn down các đề thi thì phải lam thế nào?

    Thích

  16. muốn xem lại đề 1 và 2?

    Thích

  17. Chào bạn Long! Mình sinh năm 82 nhưng cứ gọi là bạn nhé :D. Mình xin đc tâm sự cùng bạn 😀

    Bạn có đề cập phần chung trong đề thi ĐH năm 2009 là

    1:”Trong quá trình giải các bài toán, học sinh học chương trình cơ bản có thể dùng kiến thức ở SGK nâng cao để làm hay không ?”; Bởi phần chung là dành cho tất cả các thí sinh, vậy học sinh học cơ bản vẫn dùng được kiến thức nâng cao để giải, hơn nữa trong đáp án của Bộ GD vẫn thường ghi chú “Học sinh làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa”. Điều đó có thể hiểu như thế nào ? CÓ được dùng kiến thức nâng cao để giải hay không ?”

    —->>> Theo mình thì hoàn toàn đc phép dùng! Vì khi chấm bài thì giám khảo ko biết thí sinh nào học theo Ban nào mà! Tuy nhiên thì những bài ở phần chung này thì học sinh ở ban nào sẽ làm theo chương trình của ban ấy đấy 😀 “vì các em đc học phương pháp nào thì giải theo phương pháp đó thôi. Phương pháp khác các em ko biết mà:D (tất nhiên là có ngoại lệ vì nhiều em chăm đọc sách tham khảo :D)

    2. :”Nếu được dùng –>Vậy ở bài toán trên, ta có thể dùng định lý đảo về dấu của tam thức bậc hai để giải chứ ! (Tuy học sinh cơ bản không học, nhưng các em vẫn dùng được chứ ?”.

    —>> Theo mình thì chương trình SGK mới từ năm học 2006-2009 thì cả 2 loại sách SGK Toán đều ko đề cập đến Định lí đó. Mình có nhớ nhầm ko Long ?

    Thích

  18. em giải và tham khảo bài giải của thầy . tuy nhiên ở đề số 2 em thấy lời giải của thầy có vấn đề ở một số điểm:
    I.2 pt y= x^3+mx+2 —> m = (-2-x^3)/x chứ không phải là m= 2/x-x^2
    III kết quả của thầy phải nhân 2 lên mới đúng, em đã giải và thử lại máy rồi
    V pt đã cho phải co đk ban đầu là x>= 0—–> 0<=m<=1
    VI.b.2 thầy lí luận là IO=IA=IB=R=5/3. nhưng 5/3 là khỏang cách từ I đến mp (P) mà.thầy giải như thế thì chẳng phải đã ngộ nhận (P) tiếp xúc với mật cầu rồi.

    Thích

    • em giải và tham khảo bài giải của thầy . tuy nhiên ở đề số 2 em thấy lời giải của thầy có vấn đề ở một số điểm:
      I.2 pt y= x^3+mx+2 —> m = (-2-x^3)/x chứ không phải là m= 2/x-x^2
      III kết quả của thầy phải nhân 2 lên mới đúng, em đã giải và thử lại máy rồi
      V pt đã cho phải co đk ban đầu là x>= 0—–> 0<=m<=1
      VI.b.2 thầy lí luận là IO=IA=IB=R= \dfrac{5}{3}. nhưng 5/3 là khỏang cách từ I đến mp (P) mà.thầy giải như thế thì chẳng phải đã ngộ nhận (P) tiếp xúc với mật cầu rồi.

      Ôi. Một lỗi ngớ ngẫn .
      Cảm ơn bạn Cao Thanh Mai nhiều !
      Với Câu I.2, các bạn có thể giải lại theo cách trên với p/trình m = (-2-x^3)/x . Thông cảm nhé các bạn !
      Còn câu VI.b.2. Mình đọc nhầm đề thật: “(P) t/xúc với m/cầu” –> Xin lỗi !
      Để mình đính chính lại hen !
      Bạn xem thêm ở Đề 3, Câu V cũng vậy có một lỗi là xét thiếu tr/hợp m=1.
      Mong các bạn thông cảm ! (Thời gian gấp quá, mất điện thường xuyên nên mình vội –> mắc lỗi !)

      Thích

  19. cam on cac thay ve phan giai rat hay!!(bi h e k hoc cap 3 nua n doc bai cua thay va cac ban thay rat hay)

    Thích

  20. Đinh Việt Tú ( Thái Nguyên)

    Sau khi tìm kiếm trên Google em thấy trang web của thầy, em thấy trang web của thầy rất hay, rất hay, đặc biệt là fần Đề thi thử Đại học 2009.
    Thầy giải rất chi tiết, giải bằng nhiều cách, làm cho không hiểu cũng fải hiểu 😀
    En rất cám ơn thầy, và em mong rằng trang web của thầy sẽ luôn tồn tại và phát triển, trở thành 1 trang web hay, bổ ích cho các bạn đam mê học toán, học toán kém……….etc..
    Chúc thầy giáo thành công!

    Thích

  21. Trong đề số 02, ở câu V.
    Đã có một sai sót quan trọng.
    Các em hãy xem đính chính ở đây nhé:

    Click to access giaideso02suacauv.pdf

    Mong các em thông cảm.
    Rất cảm ơn thầy Mạc Thanh Hải đã góp ý !

    Thích

  22. trần ngọ sáng

    thầy ơi em thấy cái câu V đề số 2 hình như thầy tính đạo hàm của nó sai hay là em quên công thức. Thầy cứ xem lại

    Thích

  23. trần ngọc sáng

    khi nào thầy giải đề số 6

    Thích

  24. trần ngọc sáng

    ở đề số 2 câu I.2 tìm m để … em thấy thầy chuyển vế sai ở cái khúc m= x2 – 2/x phải sửa lại là m= -x2 – 2/x

    Thích

  25. trần ngọc sáng

    thầy ơi thầy giải đề rất hay và dễ hiểu nó giúp em biết rất nhiều và ôn lại kiến thức . Thầy có thể chỉe thêm cho em từ phương trình chính tắc của đường thẳng làm cách nào mình suy ra phương tr2inh tham số không

    Thích

  26. Trong Lời giải Đề số 3.
    Câu V: tìm m để PT có nghiệm duy nhất. Theo mình Long đã bỏ thiếu TH m=1. Long xem lại rồi đính chính cho các em nhé!

    Thích

    • Trong Lời giải Đề số 3.
      Câu V: tìm m để PT có nghiệm duy nhất. Theo mình Long đã bỏ thiếu TH m=1. Long xem lại rồi đính chính cho các em nhé!

      Cảm ơn bạn Hải !
      Long đã có đính chính ròi bạn ạ ! Ở comment trả lời bạn Cao thanh Mai ấy !

      Thích

  27. Đinh Việt Tú ( Thái Nguyên)

    Thầy ơi đã xong đề 6 chưa ạ.

    Thích

    • Đinh Việt Tú: Thầy ơi đã xong đề 6 chưa ạ.

      Vâng. Mình đã đánh máy gần xong, có thể ngày 08/04/2009 mình Upload lên .
      bạn đợi nhé !
      Nói chung mình đã giải đến đề 12, 13 rồi (Chỉ còn việc đánh máy thôi bạn ạ)
      Nếu cần các bạn có thể hỏi từng câu trong các bộ đề nhé !

      Thích

  28. em cam on nhiu

    Thích

  29. Cũng muốn gửi đáp án như thầy Long ! Nhưng mình lại ko biết chuyển từ Word sang file định dạng .pdf

    Có ai chỉ tôi cách chuyển định dạng file với!!!

    Thích

  30. Trong lời giải đề số 5
    Câu I2. Tìm m để (C_m) có CĐ, CT đối xứng qua đường thẳng y=x+2.
    Đến phần này:
    vectơ chỉ phương của (d): x-y+2=0 là u(1,-1)
    —>>> nhầm mất roài!
    Câu II1:

    Đến phần đặt “t” ấy. Long có gõ nhầm một số chỗ (x+1) thành (x-1). Tuy nhiên chỉ là gõ nhầm thôi. Còn làm hoàn toàn đúng. Vì gõ nhầm nên rất nhiều h/s nhầm theo 😀

    Câu III: tìm nguyên hàm

    Thầy khuyên các em h/s nên làm theo cách 2 và 3 của thầy Long. CÒn cách 1 thì rất khó với các em. Chỉ nếu các em có phần mềm tính nguyên hàm ấy. Thì biết trước đc dạng của Nguyên hàm nên mới giải sử hàm F(x) như vậy để đi tìm hệ số. Cách 2,3 của thầy Long là OK roài. Không cần tìm hiểu cách 1.

    Câu IV: Thầy Long làm hoàn toàn đúng. Tuy nhiên thầy lại gõ nhầm 1 vài chỗ thành ra nhiều em h/s ko hiểu. Nhầm tai hại 😀

    MH // SA => MH vuông góc (ABCD)…….
    —->>> gõ lại: NH// SA => NH vuông góc (ABCD)
    => NH là chiều cao của tứ diện
    => NH = ………..

    Thích

  31. Rất cảm ơn các thầy!

    Thích

  32. trần ngọc sáng

    thay oi thay giai de so 6 cho em

    Thích

    • trần ngọc sáng: thay oi thay giai de so 6 cho em

      Vâng ! Để thầy upload lên cho. Mấy ngày này bận soạn tài liệu ôn thi tốt nghiệp cho học sinh trong trường nên chưa kịp hoàn thành (còn 20 % câu chưa đánh máy ).
      Các em thông cảm nhé !

      Thích

  33. khiem_ can tho

    thay oi thay giai hay qua chung, con may de thay rang giai de tui em on thj thay oj cam on thay nhjeu lam nha thay.

    Thích

  34. thầy ơi sao chờ mãi vẫn chưa thấy bài giải số 6.em chờ cho dài cả cổ rồi nì

    Thích

  35. em cam on thay nhju nha

    Thích

  36. thế khi nào có lời giải đề 7 hả thầy? Thầy đánh máy nhanh nhanh thầy nhé!

    Thích

    • Cao Thanh Mai: thế khi nào có lời giải đề 7 hả thầy? Thầy đánh máy nhanh nhanh thầy nhé!

      Vâng. Thầy sẽ cố gắng đánh vài đáp án để các em tham khảo.

      Thích

  37. thầy ơi mỗi tuần giải 1 đề thì có kịp không thầy

    Thích

  38. buomhong0622

    thầy ơi!!cố lên nhé!!!Xem thầy đánh bài giải chắc là rất kì công!!!Cám ơn thầy nhiều lắm!!!

    Thích

  39. con_o_dalat

    Thay oi, con la` new-mem, . Thay` pro cu’ go ahead vay nha.
    Cam on thay lam’ lam’…

    Thích

  40. con_o_dalat

    Ma` de dai hoc cung kho’ co~ nay` ha Thay?
    Thay` nho’ reply cho con nha’.

    Thích

    • Vâng !
      EM có thể xem lại các đề thi ĐH năm trước và các đề dự trữ, em sẽ thấy mức độ các đề này gần tương đương phải không.
      Chúc em ôn tập tốt !

      Thích

  41. sao dow về mà ko đọc dc anh Long ơi
    anh coi lại nha có khi rớt lin rồi ????

    Thích

  42. thầy ơi thầy cứ từ từ mà giải ạ, lời giải của thầy rất hay nhưng có nhiều chỗ thầy tính nhầm. chẳng hạn đề 3 câu VI.2, giả thiết MA^2 – MB^2 = 5 mà hình như thầy nhìn nhầm thành MA^2= MB^2 mất rồi ! cũng trong đề 3 cái câu V, lúc lấy đạo hàm rồi rút nhân tử chung hình như nhầm rồi thầy ạ.

    Thích

    • Vâng !
      Cảm ơn em. Các em có thể sửa lại đúng theo giả thiết, các em cứ xem lời giải là bài tham khảo để biết cách trình bày bài toán nhé ! Có thời gian, thầy sẽ đính chính rồi upload lên lại.
      Việc các em phát hiện sai sót đã giúp các em tự làm bài tốt hơn rồi đó.
      Chúc các em ôn tập tốt !

      Thích

  43. thay oi thu 2 roi ma sao ko thay thay poss loi giai de 08 len noi.cho mai,cho mai…..cho thay poss len

    Thích

  44. Nhóm em cũng đang làm bộ này đấy. Chủ nhật sẽ cố làm hết đề 9. Em cám ơn thầy rất nhiều

    Thích

  45. thầy ơi , cái con tính hệ số của X^4 của đề 6 ý ạ , dài khủng khiếp luôn

    Thích

  46. khi nào mới có đáp án từ đề số 9 trời đi hả thầy ?? 😦

    Thích

  47. khi nào mới có đáp án từ đề số 9 trở đi hả thầy ?? 😦

    Thích

  48. Thầy ơi ,em thấy đề của thầy rất hay và sát với thi đại học nhưng có 1 số bài thầy trinh bày quá dài như bài bất đẳng thức của đề 6 . Hình như cả bài 6 a thầy lam nhầm như 6a1 ta thấy toạ độ A,C ko thoả mãn pt dường thẳng AC là -x+y=0 và câu 6a2 thì chỉ cần đặt toạ độ I(a,b,c) sau đó giải hệ =>a,b,c và đáp số bài này thầy quen các hệ số 4OBvà 9OC khi tinh toạ độ I
    Thầy ơi còn bài 6.b.2 cách của thầy quá dài theo em chỉ cân sử dung tính chất của hình tròn suy ra được khoảng cách từ tâm đến dt (d) => k
    Cám ơn rất nhiều về bộ đề này!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

    Thích

    • Em à ! Lời giải thầy viết khá dài bởi để giúp cho các học sinh trung bình, trung bình khá có thể dễ tiếp cận hơn mà em.
      Với học sinh khá giỏi, có thể giải theo cách khác tốt, ngắn gọn hơn.
      Cảm ơn em nhiều . Chúc em học tốt !

      Thích

  49. thầy ơi, hình như đáp án của câu III đề 2 chưa chính xác, em có dùng máy tính để kiểm tra lại thì đáp án của thẩy phải nhân thêm 2 nữa.

    Thích

  50. thua thay`, cho e hoi cau Ti’ch Phan cua de 24 a

    Thích

  51. trantrunghieu90

    Em la sv nam dau DH,nhg e van muon thi lai truong khac vay cho e hoi de thi nam nay lieu co khac gi nhieu voi nam truoc ko?

    Thích

    • Nhìn chung là không thay đổi em à.
      Về chương trình học thì có hơi xáo trộn ở các lớp và có bổ sung một số nội dung mới (Xác suất, thống kê ở lớp 10, 11; Số phức ở lớp 12) và một số thay đổi nhỏ.
      Tuy nhiên em có thể tham khảo các nội dung kiến thức ở cuốn “Cấu trúc đề thi Đại học” và Tài liệu hướng dẫn ôn tập thi TN, Đại học của Bộ Giáo dục để biết chi tiết hơn.

      Thích

  52. Cho em hoi trong de thi dai hoc 2009 mon Vat Ly , phan Dao dong dieu hoa em su dung cong thuc :
    x = A sin(‘omega’ * t + ‘phi’ ) co duoc ko. Nam nay em thi lai

    Thích

  53. thay oi thay cho e hoi con tich phan de so 3 co the lam theo cach nao hay hon khong a

    Thích

    • Em thử tìm thêm một số hướng khác thử xem.
      Thầy chỉ giải sơ bộ theo cách thông thường để mọi học sinh có thể nắm.
      Nếu có cách nào khác, theo em là hay em có thể chia sẻ em nhé !
      Cảm ơn em !

      Thích

  54. nguyen tan duy

    cam on

    Thích

  55. thưa thày ý 2 câu 1 đề số 19 giả thế nào thày gợi ý cho em với,Em cám ơn thày,

    Thích

    • – Đầu tiên, tìm điều kiện của m để hàm số có ba cực trị phân biệt (đạo hàm cấp một triệt tiêu tại ba nghiệm phân biệt).
      – Ta biết rằng đồ thị hàm số trùng phương (hs chẵn) nhận Oy là trục đối xứng nên hai cực tiểu A, \;Bđ/xứng nhau qua Oy, còn điểm cực đại C thuộc trục Oy. Như vậy, ba điểm cực trị này này (là 3 đỉnh của tam giác cân tại C) lập thành tam giác đều với điều kiện AB=AC
      – Giải để tìm m

      Thích

  56. Dark Prince

    Thầy ơi! Câu III đề 5 em dùng pp đổi biến số được ko thầy?
    Đặt u=2x-1 \Rightarrow du=2dx ( và x=\dfrac{u+1}{2})

    Thích

  57. Thầy cho em hỏi câu VIIa, do x^3 nằm dưới căn bậc 4 nên hiển nhiên là x dương chứ, sao thầy lại chia hai trường hợp. Em cảm ơn thầy nhiều

    Thích

    • Không, không phải chia trường hợp em à.
      Nếu phân chia tr/hợp thì phải có ít nhất hai tr/hợp.
      Ở đây thầy viết : Với x>0 ta có …. là để nhấn mạnh rằng, biểu thức ta xét chỉ có nghĩa với x>0 em à.
      Trong lời giải (do copy) nên có dư một đoạn.

      Thích

  58. Àh, quên câu VIIa của đề số 1 đó thầy !!

    Thích

  59. với lại thầy cho em hỏi phần tính diện tích, nếu mình vẽ hình có cần vẽ bản biến thiên hoặc bảng giá trị ko ạh ? Em cảm ơn thầy nhiều

    Thích

  60. Câu IV Đề 2 em có cách giải ngắn hơn nhiều, thầy xem có được không nhé: V của tứ diện SABH lớn nhất khi và chỉ khi diện tích tam giác AHB lớn nhất Hay nói cách khác đường cao hạ từ H xuống AB lớn nhất, mà H di chuyển trong đường tròn đường kính AB nên suy ra khi đó đường cao hạ từ H xuống AB phải bằng a chia 2.!

    Thích

  61. Thầy cho em hỏi câu số phức đề 2, nếu em cho 1= i^4 xong rồi chia hai trường hợp thì chỉ có hai nghiệm là +- 1 thôi, mất đi nghiệm 0, vậy thì sai chỗ nào hả thầy

    Thích

  62. ddnhs là gì vậy thầy? Thầy trả lời cho em mấy câu trên với ! em cảm ơn thầy ạh. chia hai trường hợp của em là cho (z+i)/(z-i)= i hoặc =-i

    Thích

  63. thầy ơi, ở câu V đề 3 khi thầy rút -3x ra ngoài thì ở trong phải là 4/3 chứ sao lại 4 ạh, với lại thầy có thể nói rõ hơn ở phần xét m=1 không ạh ? Em cảm ơn thầy nhiều !!!!

    Thích

    • Vâng. Thầy nhấm.
      Em chỉ đặt -x ra ngoài thôi. Cảm ơn em nhé !

      Thích

    • Em chỉ đặt -x làm thừa số chung thôi nhé ! (Thầy nhầm)
      Dựa vào bảng biến thiên ta thấy:
      – Với -4 \le m < \dfrac{3\sqrt{3}-\sqrt{22}}{2} thì đường thẳng y=m cắt đồ thị tại một điểm duy nhất nên ph/trình có một nghiệm.
      – Với m=1 thì đường thẳng y=m tiếp xúc với đồ thị tại điểm (0;1) nên p/trình cũng có một nghiệm (kép) duy nhất x=0.
      Chú ý rằng: Nghiệm kép cũng chỉ là một nghiệm !

      Thích

  64. Nếu là 4/3 thì ko bít vế đó có lớn hơn 0 hay ko? Vậy thì làm sao hả thầy ?

    Thích

  65. Dạ, em đã hiểu rồi, em cảm ơn thầy nhiều lắm ạh !

    Thích

  66. Mấy bài thầy giải hay thiệt, lại giảng giải tận tình nữa, tụi em cảm ơn thầy nhiều. God bless you !! ^^. À, mấy đề thầy ko cho bài giải dc, thầy có thể post đáp án lên ko ạh, đáp án đánh cũng nhanh mà thầy, để tụi em dò coi mình làm đúng hay sai, một lần nữa, em xin cảm ơn thầy rất nhiều. !!!!

    Thích

  67. Thầy ơi, ở đề số 6, câu VI.a.2, lúc thầy thế để tính tọa độ điểm I, hình như thầy thế nhầm phải không ạh, thầy xem lại thử xem ?

    Thích

  68. Thầy ơi cho em hỏi cái này, trong đề số 6, câuVIa, mình có phương trình đường BH là: x+y+3=0 nên vecto pháp tuyến của BH, n(1,1)chính là vecto chỉ phương của AC, mà AC qua M(1,1) nên ta có pt tham số của AC là x=1+t và y=1+t, có nghĩa là tọa độ của Xa=Ya và Xc=Yc, nhưng kết quả của thầy lại không trùng khớp, em lại thế thử các đáp án của thầy vào đề bài lại thấy phù hợp, sao kì thế nhỉ? Thầy giảng giải điều này dùm em dc không ạh ? Em cảm ơn thầy nhiều

    Thích

  69. Xin lỗi mọi người vì mình hỏi câu này không liên quan gì đến bài thi.
    Em có thắc mắc này xin Thầy và các bạn giúp đỡ.
    Em là thí sinh tự do. Em đang ôn tập theo cấu trúc đề thi của cự khảo thí. Trong đó có ghi cả phần xác suất thống kê. Nhưng bạn em đi ôn lại bảo là không tho phần đấy. Hôm vừa rồi bạn em đưa cho em tờ lịch ôn thi cấp tốc của 1 trung tâm của Đại học Y Hà Nội. Trong đó lại có buổi giảng dạy về phần xác suất thống kê.
    Thầy và các bạn có thể giúp em giải đáp thắc mắc này ko ạ?
    Phần xác suất thống kê có thi hay ko? nếu có thì tỉ lệ có là khoảng bao nhiêu phần trăm?
    Em xin trân thành cảm ơn ạ!

    Thích

  70. phamthelong

    em chào thầy!
    em cảm thấy mình còn hơi yếu phần nhị thức New-tơn, các phần chứng minh hay tính tổng (thường ở cuối bài thi ĐH)…
    em muốn nghiên cứu sâu hơn về các dạng và phương pháp giải.Thầy có thể cung cấp cho em dc ko ạ?
    em xin cảm ơn thầy!

    Thích

  71. thay oi e co bai toan nay thay giai giup e: xac dinh tham so a để hpt sau co nghiem duy nhat:
    \left\{ \begin{array}{l}  \left( {x + 1} \right)^2  = y + a \\  \left( {y + 1} \right)^2  = x + a \end{array} \right.
    em cam on thay

    Thích

    • EM trừ hai phương trình cho nhau theo vế, được: (x+1)^2-(y+1)^2=y+a-(x+a)
      \Leftrightarrow (x+y+2)(x-y)=y-x \Leftrightarrow (x-y)(x+y+2)-(x-y)=0
      \Leftrightarrow (x-y)(x+y+1)=0  \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}  x - y = 0 \\  x + y + 1 = 0 \end{array} \right.
      Xét hai trường hợp và thế vào hệ đã cho để biện luận.
      * Tr/hợp x-y=0  \Leftrightarrow x=y, thay vào hệ ta được P/trình (x+1)^2=x+a

      Thích

  72. thưa thầy em có một số thắc mắc, mong thầy giải đáp giúp em:
    1) Đề số 01, câu II.1 em phan tích được thành :
    cosx(sinx+cosx)(2sinx+cosx)=0
    2) Đề số 02, câu I.1 : m=-2/x – x2
    câu V: đạo hàm của f(x) em làm ra khác so với đáp án của thầy. Em nghĩ rằng thầy thiếu (x2+1)’ = 2*x

    Thích

  73. e cam on thay nhieu

    Thích

  74. em đang luyện thi đại học , hiện tại em đang kiếm mấy đề thi thử dành cho năm nay mong anh chị chỉ em cách dowload về máy để làm thử . THanks ……!!

    Thích

  75. tôi mới tìm đựợc đề thi môn toán 2009 nè . Down về xem nhe
    http://www.mediafire.com/?sharekey=17c5dd957b53166ad2db6fb9a8902bda

    Thích

  76. Thầy giải giúp em bài này:
    Trong mp với hệ trục toạ độ Oxy A(0;2) B(-3;1) C(m+1;2m). Tìm m để A,B,C nằm trên một đường tròn và viết PT đường tròn đó.
    Em cảm ơn thầy

    Thích

    • Nhận xét: Khi m thay đổi thì điểm C(m+1; 2m) cũng thay đổi.
      Yêu câu bài toán được thỏa mãn khi và chỉ khi ba điểm A, B, C không thẳng hàng, tức là điểm C(m+1; 2m) không nằm trên đường thẳng AB.
      EM hãy viết phương trình đường thẳng AB sau đó thay tọa độ của C(m+1; 2m) vào đồng thời trong phương trình thay dấu “=” bởi dấu \neq .
      Còn việc viết phương trình đường tròn đi qua ba điểm, em vẫn làm bình thường.
      Em có thể tìm tâm đường tròn bằng cách viết phương trình hai đường trung trực của cạnh AB, AC và tìm giao điểm I của chúng.
      Sau khi có tọa độ tâm I, em tính bán kính r=IA.
      —-
      Chúc em thành công.

      Thích

    • Kết quả:
      Phương trình đường tròn cần tìm là:
      \left( {x + \dfrac{{5m^2  + 14m - 15}}{{10m - 14}}} \right)^2  + \left( {y - \dfrac{{15m^2  + 12m - 3}}{{10m - 14}}} \right)^2  =
      = \dfrac{{5\left( {25m^4  - 10m^3  + 86m^2  - 82m + 85} \right)}}{{2\left( {5m - 7} \right)^2 }}
      Với điểu kiện: m \neq \dfrac{7}{5}

      Thích

  77. thầy ơi đề 1 câu lượng giác chỗ thầy giải -4sinx.cosx thật ra là +2sinx.cosx nên đáp án thay vì là -arctan(1/4) thì là arctan(1/2) mới đúng ạh, em mới bấm máy thử

    Thích

  78. Câu VI.b.2 đề số 02 thầy chỉnh đáp án nhầm lần nữa rồi thầy ơi, tung độ I là -5 hoặc 0 chứ không phải -2 hoặc 0, thầy chuyển vế nhầm

    Thích

  1. Pingback: Giải đề thi đại học của Thầy Đỗ Cao Long «

Bình luận về bài viết này